CAO NHIỆT MIỆNG

120,000₫

Mô tả

Theo Đông y, lá trầu không có vị cay, tính ấm, có công dụng sát trùng, tiêu viêm, làm săn se các niêm mạc bị tổn thương một cách hiệu quả. Do đó, lá trầu không thường được sử dụng để chữa các bệnh bị nhiễm trùng, sưng đau, đặc biệt là các bệnh về răng miệng. 

Còn theo các nghiên cứu y khoa hiện đại, lá trầu không có chứa một lượng lớn tinh dầu, bao gồm beta-phenol, chavicol và nhiều hợp chất phenolic khác. Các hợp chất này có công dụng kháng khuẩn, ngừa viêm rất mạnh, nên phát huy hiệu quả rất tốt khi trị viêm lợi. Trong lá trầu không có chứa nhiều chất chống oxi hóa và diệt khuẩn, có khả năng trị hôi miệng hiệu quả. Hoạt chất Flavonoid có trong lá trầu không có khả năng sát khuẩn và cầm máu, có thể giúp người bệnh thuyên giảm tình trạng nhiệt miệng và chảy máu chân răng.

Ngoài ra, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tinh chất trầu không có tác dụng cân bằng pH trong khoang miệng. Điều này giúp kiểm soát các hại khuẩn, ngăn không cho chúng phát triển mạnh và gây ra các vấn đề về răng nướu. Nhờ đó giúp cải thiện tình trạng lợi bị viêm hiệu quả, mà không gây kích ứng cho các niêm mạc trong khoang miệng. 

Cúc áo hoa vàng là cây thảo dược có vị cay đắng, làm tê lưỡi, tính ấm, có tác dụng giảm đau, tiêu đờm, sát trùng, đau nhức răng, sâu răng. Được các thầy thuốc đông y sử dụng như một thành phần chính trong các bài thuốc trị đau răng, sâu răng.

Thành phần: lá trầu không; cây cúc áo hoa vàng, hạt cau.

Công dụng: Sát khuẩn, giảm viêm vùng nhiệt miệng - viêm lợi - đau nhức chân răng. Hỗ trợ làm se các niêm mạc bị tổn thương

Cách dùng:

  • Dùng bông tăm chấm vào lọ cao để lấy nguyên liệu rồi chấm vào vết thương do nhiệt miệng, viêm lợi và khu vực chân răng bị đau nhức.
  • Lấy lượng cao bằng 01 hạt đậu đen hòa với khoảng 10ml nước ấm nóng để ngậm, súc miệng diệt khuẩn, trị hôi miệng, sát trùng khoang miệng, vòm họng

 

Hướng dẫn sử dụng sản phẩm "Cao nhiệt miệng":

  1. Vệ sinh vùng miệng:
    • Trước khi sử dụng sản phẩm, hãy đảm bảo rằng bạn đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Nên súc miệng bằng nước muối loãng hoặc nước súc miệng dịu nhẹ để làm sạch vi khuẩn và các mảng bám trong miệng.
  2. Thoa cao nhiệt miệng:
    • Lấy một lượng nhỏ cao nhiệt miệng (khoảng kích cỡ hạt đậu đen) bằng tay sạch hoặc dùng bông tăm để thoa trực tiếp lên vết nhiệt miệng. Nên thoa một lớp mỏng, đều lên toàn bộ vùng bị ảnh hưởng.
    • Hãy nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương thêm cho vết nhiệt miệng.
  3. Thời gian để cao:
    • Sau khi thoa cao, giữ cao trên vết nhiệt miệng khoảng 10-15 phút mà không ăn uống hay súc miệng. Điều này giúp các thành phần trong cao có thời gian ngấm vào và phát huy tác dụng.
    • Sau khoảng thời gian này, nếu cần thiết có thể súc miệng lại bằng nước sạch.
  4. Tần suất sử dụng:
    • Để đạt hiệu quả tốt nhất, sử dụng cao nhiệt miệng 2-3 lần mỗi ngày, đặc biệt là sau các bữa ăn và trước khi đi ngủ. Điều này giúp giảm đau và thúc đẩy quá trình làm lành vết thương.
  5. Lưu ý trong quá trình sử dụng:
    • Tránh ăn uống các thực phẩm cay, nóng, chua hoặc quá mặn trong quá trình sử dụng sản phẩm, vì chúng có thể gây kích ứng thêm cho vết nhiệt miệng.
    • Hạn chế chạm vào vết nhiệt miệng để tránh nhiễm trùng.
    • Không nuốt sản phẩm. Chỉ sử dụng ngoài da và vùng miệng.
  • Đối tượng sử dụng: Sản phẩm thích hợp cho người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên. Đối với trẻ nhỏ hơn hoặc phụ nữ mang thai, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Phản ứng phụ: Nếu có dấu hiệu kích ứng, ngứa, hoặc sưng sau khi sử dụng, ngưng sử dụng ngay lập tức và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bảo quản: Để sản phẩm nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao, tốt nhất nên để khoang mát tủ lạnh. Đậy kín nắp sau khi sử dụng. Để trong ngăn mát tủ lạnh

Lưu ý: những bệnh nhân bị nhiệt miệng, viêm lợi và đau răng trong thời gian dài nên đi khám Bác sĩ để có phác đồ điều trị hiệu quả.

Xuất xứ: Việt Nam

Hỏi đáp

Bình luận

Sản phẩm khác