Nấm linh chi - linh khí trời đất

“Linh chi là thuốc kết tinh được cái quý của mây mưa trên núi cao, cái tinh của ngũ hành trong ngày đêm mà khoe năm sắc nên có thể giữ sức khoẻ cho các bậc đế vương”(Thần nông bản thảo)

Nấm Linh Chi được nhắc đến rất nhiều trong các y thư cổ cũng như trong y học hiện đại. Người Trung Quốc và Nhật Bản có lịch sử hàng nghìn năm sử dụng Nấm Linh Chi làm thuốc chữa bệnh và bồi bổ cơ thể. Cuốn “Thần nông bản thảo”  đã đề cập đến 365 loại dược thảo và Nấm linh chi tự nhiên được xếp ở hạng thượng dược, ở vị trí số 1 sau đó mới đến Nhân sâm. Trong bản thảo cương mục của Lý Thời Trân Nấm Linh Chi còn được gọi là nấm trường sinh, ông viết : “Linh chi dùng lâu người nhẹ nhàng, trẻ lâu, sống lâu như thần tiên”.

Ngày nay, dưới ánh sáng của khoa học hiện đại, nhiều nghiên cứu đã tìm ra các hoạt chất hóa học trong nấm linh chi và chứng minh tác dụng chữa bệnh của nấm linh chi trên người và động vật. Những nghiên cứu mới vẫn tiếp tục được tiến hành dường như không bao giờ chấm dứt. Nhiều hợp chất mới có trong quả thể và bào tử nấm linh chi và những khám phá mới về tác dụng chữa, trị bệnh của linh chi không ngừng được công bố.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem vì sao nấm linh chị lại có những công dụng kỳ diệu như vậy và nó có thực sự xứng đáng với vị trí “ Thượng dược” vốn có lâu nay.

Nấm linh chi tự nhiên đã lớn lên như thế nào?

Nấm linh chi có tên khoa học là Ganodermum indicum (tên thương mại trên thế giới: Reishi, 灵芝 hay lingzhi). Trong tự nhiên có tới hơn nghìn loài nấm có tên gọi linh chi nhưng chỉ có 6 trong  số đó được các nhà khoa học nghiên cứu nhiều cho tới thời điểm này, phân biệt theo màu sắc với tên gọi như sau: xích chi- linh chi đỏ, huỳnh chi- linh chi vàng, hắc chi- linh chi đen, tử chi- linh chi tím, bạch chi-linh chi trắng thanh chi- linh chi xanh. Trong đó hắc chi- linh chi đen và xích chi-linh chi đỏ được cho là có giá trị dược học và y học cao nhất, nấm linh chi đỏ được đánh giá có tác dụng tốt nhất và hiệu quả nhất trong 6 loài kể trên.

Vào mùa hè và mùa thu khi những quả nấm đã chín, nó giải phóng những bào tử (bào tử là phương tiện để nấm linh chi được tái sinh và tiếp tục chu trình sống ). Được mang đi bởi gió, hầu hết những bào tử này đều biến mất như bụi hay rơi vào đất, chỉ rất hiếm những bào tử may mắn tìm được đường vào rừng, và rơi trên những thân cây gỗ khô mục, mà sau này là ngôi nhà nuôi dưỡng chúng.

Vào mùa xuân, những bào tử nấm nhanh chóng nảy mầm hình thành dạng sợi sơ cấp (primary hyphae), những sợi nấm (hyphae) sơ cấp này chưa thể được coi là môt cơ thể hoàn chỉnh và còn rất yếu. Mỗi cá thể sợi sơ cấp phải tìm một cá thể sợi sơ cấp khác để thực hiện quá trình trao đổi chất tế bào và hình thành sợi nấm thứ cấp (the secondary hyphae). Hiện tượng này giống như sự thụ tinh ở cơ thể người, sợi nấm (hyphae) có vai trò và chức năng tương đương trứng hay tinh trùng, trứng gặp tinh trùng sẽ biến đổi trứng và hình thành phôi, gặp điều kiện thuận lợi, phôi tiếp tục phát triển thành cơ thể sống mới hoàn chỉnh.

Sau khi được hình thành, sợi nấm thứ cấp tiếp tục đâm xuyên vào trong gỗ, đồng thời không ngừng tiết các lớp hydro, lớp hydro này giống như 1 chất enzym cực mạnh có khả năng phân giải và hấp thụ các chất có trong sợi gỗ. vì vậy giá thể gỗ được ví như xí nghiệp chuyên cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triền và hình thành nấm. Miễn là các chất dinh dưỡng trong gỗ đầy đủ, sợi nấm thứ cấp này có thể tồn tại trong vòng nhiều năm, thậm chí hàng trăm năm. Sức sống bền bỉ của những sợi nấm chứng minh rằng nó có khả năng chống chọi với những điều kiện bất lợi về độ ẩm hay sự lây nhiễm virus.

Khả năng chống chọi bệnh tật, côn trùng hay các tác nhân có hại khác của linh chi thực sự vượt trội trong thế giới của các loài thuộc lớp nấm đảm (basidiomycetes). Nhưng khi lõi gỗ không đủ dinh dưỡng hay điều kiện khí hậu không cho phép sự phát triển của sợi nấm, một số sợi nấm sẽ xuyên qua lớp gỗ bề mặt  tái sản xuất cơ thể thành dạng quả nấm.

Vô số những vách ngăn (cytofolum) được hình thành trong quả nấm. Đó là lý do vì sao Nấm Linh Chi thuộc lớp nấm đảm (cytomyces- vách ngăn). Một thế hệ mới của bào tử được sinh ra hàng loạt và chu trình phát tán bào tử được lặp lại, đây là cách mà linh chi tồn tại trong môi trường rừng núi có độ ẩm cao.

Nấm Linh Chi từ chối những cây còn xanh mà chỉ lựa chọn những cây thân gỗ thuộc loại cứng chắc trong rừng sâu đã mục như lim, táu làm giá thể phát triển. Những nơi mà Nấm Linh Chi lựa chọn để sinh trưởng có hệ sinh thái ôn hòa, cân bằng. Vì thế rất nhiều các tác giả và nhà nghiên cứu cho rằng Nấm Linh Chi có thể được coi là sứ giả của thiên nhiên, nó hấp thu tinh và khí của trời đất nên lưu giữ trong mình những hợp chất quý báu, là món quà mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người.

Các nghiên cứu đã chỉ ra trong Nấm Linh Chi có gần 100 chất:

  • Các nhóm chất và các chất có hoạt tính sinh học là:

Protein, Polysaccharid, 3-terpen, steroid, alkaloid, nucleotid, acid béo, enzyme kháng sinh, các Germanium…

  • Về mặt hoạt tính dược lý:
  1. Các hoạt chất thuộc nhóm acid béo có khả năng ức chế giải phóng Histamin.
  2. Nhóm nucleotid ức chế kết dính tiểu cầu, thư giãn cơ, giảm đau.
  3. Nhóm protein chống dị ứng phổ rộng, điều hòa miễn dịch.
  4. Nhóm alkaloid trợ tim.
  5. Nhóm steroid giải độc gan ức chế sinh tổng hơp Cholesterol.
  6. Nhóm ester với các acid béo không no linoleic được ghi nhận có hoạt tính chống ung thư.
  7. Nhóm Polysaccharid hạ đường huyết.
  8. Nhóm 3-terpen hạ huyết áp, ức chế Angiotensine Conversion Engyme ( ACE), bảo vệ gan, chống khối u…( những tác dụng của Linh Chi đã được chứng minh lâm sàng trong hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư phổi, ung thư vú, ung thư dạ dày).

Điều đặc biệt với hàng nghìn nghiên cứu về nấm Linh Chi, gần như rất khó kiếm những tài liệu nào nói về tác dụng không mong muốn hay những kiêng kỵ khi sử dụng, nó thực sự tốt cho cả trẻ em và phụ nữ có thai. Nấm Linh Chi dùng uống không gây tác dụng phụ, chỉ có thuốc tiêm Linh Chi có thể gây ra một số phản ứng quá mẫn, sau khi tiêm khoảng 20-30 phút bệnh nhân có thể bị nổi ban, loạn nhịp tim, thở dốc (điều này được dự đoán là do các thành phần hóa chất trong dịch thuộc tiêm gây ra).

Còn rất nhiều những nghiên cứu khác về tác dụng của nấm Linh Chi trên cơ thể con người đã được chứng minh mà trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi chưa nêu ra hết được. Hi vọng sẽ có nhiều cơ hội được chia sẻ với quý bạn đọc nhiều thông tin bổ ích về nấm Linh Chi trong tự nhiên trong các bài viết tiếp theo.

Cầm gói sản phẩm Nấm Linh Chi trên tay, chắc hẳn bạn cũng như tôi có rất nhiều những câu hỏi trong đầu: liệu dùng nấm Linh chi có thật sự tốt như lời quảng cáo, liệu tôi có đang dùng sản phẩm thuận tự nhiên. Sau đây là tổng hợp những câu hỏi thường gặp của người sử dụng nấm Linh Chi. Trong các bài sau, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin, trao đổi với các bạn bằng sự tận tình và trung thực với những hiểu biết của mình.

  1. Làm sao để phân biệt Nấm Linh Chi trồng với nấm linh chi tự nhiên?
  2. Sử dụng Nấm Linh Chi tự nhiên hay nuôi trồng tốt hơn?
  3. Làm sao để chọn được Nấm Linh Chi tự nhiên tốt?
  4. Có gì khác biệt về chất lượng của nấm linh chi Việt Nam- Nhật Bản- Hàn Quốc- Trung Quốc?
  5. Công dụng thực tế của Nấm Linh Chi?
  6. Dùng nấm linh chi cho những đối tượng nào?
  7. Dùng nấm linh chi có gây tác dụng không mong muốn nào không?

…………

Các bạn có thể gửi câu hỏi bằng comment ở đây. Chúng tôi sẽ tổng hợp và trao đổi cùng các bạn.

* Đọc thêm về sử dụng Nấm lim xanh hỗ trợ điều trị U ác tính ở đây http://on.fb.me/1GeOqrZ

* Tìm hiểu thêm về Nấm Lim Xanh (Nấm Linh Chi tự nhiên) tại www.vietherb.vn

Bài viết và tổng hợp của Lương Lưu Linh – cán bộ nghiên cứu của Cty cổ phần thuốc nam Việt, hiện đang Nghiên cứu Sau đại học tại Trung Quốc, chuyên ngành tài nguyên thực vật dược.

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận